Giáo viên than cháy giáo án liên tục trong chương trình mới

  • 12/11/2022 11:18:17

Đánh giá về việc triển khai Chương trình GDPT 2018 ở khối lớp 10 sau nửa học kỳ, cô Lê Thị Ngọc Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình (TP. Thủ Đức) - cho biết, đến thời điểm này giáo viên cănbản đã quen với việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy song vẫn luôn phải nỗ lực rất nhiều...

 

Cô Lê Thị Ngọc Anhchỉ rõ, Chương trình GDPT 2018 bậc THPT theo mục tiêu định hướng nghề nghiệp nên ngay từ khối lớp 10 ở nhiều bộ môn đã xuất hiện những kiến thức nâng cao. Thậm chí, nhiều kiến thức khó với ngay cả giáo viên, đặc biệt như môn toán, vật lý... Trong khi đó, học sinh lại là năm đầu tiếp cận chương trình mới; phương pháp học và cả sự kế thừa kiến thức cũng hạn chế nên nhiều em gặp khó khăn đầu năm học.

"Để giúp học sinh vượt qua những rào cản, tiếp cận kiến thức, giáo viên luôn trong trạng thái "gồng" trong từng tiết học. Phải làm sao phân loại học sinh để dạy theo năng lực của từng em; đổi mới, thiết kế nhiều hoạt động trong giờ học để học sinh hiểu kiến thức không máy móc... Nhiều bộ môn, thầy cô than luôn trong tình trạng "cháy giáo án", thời gian trên lớp không đủ để truyền tải nội dung bài học. Đặc biệt, một số thầy cô còn phải cùng lúc dạy song song 2 chương trình (cả mới, cả hiện hành) nên áp lực càng lớn...", Hiệu trưởng Lê Thị Ngọc Anh phân tích.

Tương tự, thầy Phạm Thư Tùng - giáo viên Vật lý, Trường THPT Ten lơ man (quận 1) - thừa nhận, kiến thức môn vật lý khối 10 trong Chương trình GDPT 2018 khá nặng, đòi hỏi không chỉ học sinh và mà giáo viên cũng phải nỗ lực trong từng giờ học: "Việc dạy học theo hướng phát huy năng lực đòi hỏi giáo viên luôn phải đổi mới giờ học bằng các hoạt động, ví dụ thực tế, đưa kiến thức bài học gắn liền vào thực tế giúp học sinh dễ dàng tiếp thu. Trong mỗi hoạt động lại cần tổ chức các nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp với năng lực của từng học sinh... Điều này khiến tình trạng "cháy" giáo án thường xuyên xảy ra".

Giáo viên than cháy giáo án liên tục trong chương trình mới

Việc tổ chức đa dạng hoạt động là một trong những áp lực khiến giáo viên "cháy giáo án"

Thường xuyên tập huấn Chương trình GDPT 2018 môn ngữ văn cho giáo viên THPT, ThS. Trần Lê Duy - giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhìn nhận, "cháy giáo án" khi lên lớp hiện đang là vấn đề giáo viên thường xuyên gặp nhất ở môn ngữ văn trong Chương trình mới. Điều này xuất phát từ việc giáo viên ôm đồm quá nhiều hoạt động, sợ sót kiến thức khi phải bỏ bớt đi một hoạt động nào đó khi lên lớp.

"Khi thiết kế các hoạt động trong giờ học, chứng tỏ thầy cô đang rất nỗ lực đổi mới. Dù vậy, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì qua mỗi hoạt động trong tiết học, thầy cô cần phải xác định mục tiêu cần đạt được cho học sinh, như vậy mới không có các hoạt động dư thừa. Ngoài ra, thầy cô cần phải kết hợp giao bài về nhà và ở trên lớp, tận dụng sự tích hợp của chương trình để lược bớt các kiến thức lặp lại để tăng thời gian trên lớp, tránh "cháy giáo án"", ThS. Trần Lê Duy gợi ý.

"Chia bớt" nhiệm vụ học tập lên ElearningĐể giảm bớt áp lực cho thầy cô, nhà trường tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chủ yếu bàn, tìm giải pháp, cách thức dạy, để gỡ khó, giảm áp lực cho cả thầy và trò. Song song đó, tùy từng nội dung bài học, tùy từng bộ môn, thầy cô linh hoạt đưa nhiệm vụ học tập, yêu cầu bài học lên trực tuyến, kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu trước ở nhà.

Tuy nhiên, không phải với đối tượng học sinh nào việc kết hợp sử dụng Elearning cũng đạt hiệu quả. Do vậy, cần sự đồng hành của phụ huynh hỗ trợ, thay đổi quan điểm về môn chính, môn phụ, nhắc nhở và theo sát việc học của học sinh.

Lê Thị Ngọc Anh (Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình)Nhà trường phải "xuống" hỗ trợ chuyên môn cho thầy côNămnay là năm đầu tiên Chương trình GDPT 2018 triển khai ở bậc THPT với khối lớp 10. Ngay thời điểm đầu năm học thầy cô đã rất vất vả. Chắc chắn đến hết năm học này sẽ vẫn còn nhiều khó khăn nữa. Tuy nhiên, thầy cô phải bám sát các quy định chung để thực hiện, nguyên tắc chương trình thời lượng bao nhiêu phải đảm bảo bấy nhiêu, việc phân công, triển khai thực tế thì tùy từng nhà trường, đơn vị, tình hình nhân sự, cách thức tổ chức để có cách thức cụ thể.Từng nhà trường sẽ có những đặc thù riêng nên phải xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp. Trong quá trình triển khai, nhà trường cần phải "xuống hỗ trợ" chuyên môn cho thầy cô. Từng nhà trường phải tăng cường sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học ở tổ bộ môn, rút kinh nghiệm giảng dạy. Việc triển khai kế hoạch tổ bộ môn cần phải đổi mới, thoát ly ra ngoài quan điểm cũ.Ví dụ như bộ môn Hóa theo Chương trình GDPT 2018 sẽ không dừng ở việc giảng dạy STEM theo một số hoạt động chung của chủ đề mà phải lồng ghép STEM trong giảng dạy ở từng chủ đề, từng giáo viên giảng dạy thường xuyên. Như vậy mới mang hiệu quả theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.Việc giảng dạy của thầy cô không còn là cầm cuốn sách lên với giáo án cũ mà thực hiện phải hướng đến năng lực phẩm chất cho học sinh. Để làm được điều này, hướng đến mục tiêu này được thì chỉ có sự sâu sát của lãnh đạo nhà trường, hỗ trợ cho thầy cô.Nguyễn Bảo Quốc(Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM)

Quốc Trung

     

Nguồn www.phunuonline.com.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Giáo viên than cháy giáo án liên tục trong chương trình mới - Giáo Dục

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều