Mới sáng sớm, đoạn dốc ngoằn ngoèo dưới chân đỉnh Pù Xai Lai Leng, xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn (tỉnh nghệ An) -nơi sinh sống của đồng bào Mông, được coi là “thủ phủ” của những cây đào đá, đã nhộn nhịp tiếng xe máy.
Từng chiếc xe tải, xe máy, xe kéo nối đuôi nhau từ trung tâm huyện Kỳ Sơn hướng về xã Na Ngoi. Đang mùa “săn” đào nên đây là một trong những con đường “đào rừng” nhộn nhịp nhất miền Tây xứ Nghệ.
Đào được dân bản đưa từ nương rẫy về dựng 2 bên đường, tập kết để chờ thương lái vào mua.Sang Lào săn đào đáLầu Bá Và (29 tuổi), ở bản Tổng Khư, xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), tay thoăn thoắt buộc cành đào cao gấp 2 người vào chiếc xe máy cà tàng, vừa làm vừa nói “Cả bản em mùa này ăn ngủ với đào thôi, người Mông ở đây trồng đào từ đời ông, đời cha, đến con cháu cứ tiếp tục như thế…”Lầu Bá Và cũng cho biết “Mấy năm nay đào rừng tự nhiên ít lắm, chỉ có đào rừng do dân bản trồng thôi….”Từ đây, đào được các lái buôn dùng mọi phương tiện để vận chuyển xuống phố huyện. Có những người chỉ chuyên vận chuyển cho lái buôn một ngày cũng được 300 nghìn.
Sương sớm trên đỉnh Na Ngoi lạnh cắt da cắt thịt. Na Ngoi nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này đã tạo cho thân cây mọc nhiều rêu mốc, cổ kính thương lái gọi là “đào rừng” nên bán được giá cao hơn.
Theo người dân xã Na Ngoi, tên gọi "đào rừng’"như là một tên thương mại chung cho các loại đào chuyển từ miền núi về các tỉnh đồng bằng. Gọi như vậy để nâng cao giá trị cành đào, vì người tiêu dùng tại các tỉnh miền xuôi yêu thích các sản phẩm từ miền núi. Còn trên thực tế hiện nay trên địa bàn xã Na Ngoi không hề có đào rừng tự nhiên, mà chỉ có các loại đào do chính người dân tự trồng trên nương, rẫy và trong vườn nhà.
Từ xã Lưu kiền, Nậm Càn vào tận xã Na ngoi như một cái chợ bán đào rừng dài cả vài chục cây số. Đây là đoạn đường đầu tiên mà người dân mua đào từ Na Ngoi, bên Lào về bán cho dân buôn ở dưới xuôi. Mỗi ngày có gần cả chục chuyến xe tải chở đào từ đây về xuôi. Dân buôn ở huyện Diễn Châu, TP.Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh thuê nhà dân ở hẳn khu vực này để "săn" đào.
Xồng Bá Mùa (35 tuổi), ở bản Xiềng Xí, xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn), là dân "săn" đào chuyên nghiệp cho các tay buôn ở Diễn Châu. Anh Mùa cho hay năm nay đào cũng được mùa, nhiều cành đẹp, giá đào cũng nhờ vậy mà cao hơn mọi năm một chút.
Trong hàng trăm cành thỉnh thoảng mới có được một cành "khủng". Giá của một cành đào đá thường tỷ lệ thuận với độ lớn, thế, tỷ lệ sần sùi, rêu mốc, búp, lộc.
Những cành đào già, nhiều nụ mới nhú có giá đến gần chục triệu đồng. Người dân đi "săn" đào ở đây nếu may mắn kiếm được cành đào đẹp lại gặp khách thì cũng được vài triệu đồng một ngày.
Theo Xồng Bá Mùa, khu vực Na Ngoi đào nhiều loại, giá bán cành đào cũng vì thế mà đa dạng rẻ thì từ 100 ngàn đồng, đắt thì cả chục triệu đồng. Còn đào "độc", “khủng” thì giá lên đến vài chục triệu đồng.
Lầu Giống Và ở bản Ka Nọi, xã Nga Ngoi, (huyện Kỳ Sơn) có gần 200 gốc đào trồng ở rẫy nhà, năm nào cũng bán được hơn chục triệu đồng, nhưng anh Hạ vẫn đi "săn" đào ở các vùng khác, có khi qua tận bên Lào để bán được giá hơn.
“Toàn bộ đào ở vườn nhà là đào đá, đào rêu mốc, trồng đã hơn 10 năm tuổi. Hàng năm, tôi chặt cành bán 1 lần và giữ gốc lại. Sau 3-4 năm cành bị chặt sẽ tiếp tục phát triển trở lại và lại cho thu hoạch. Đào ở nhà cành đẹp mới bán, còn lại để năm sau, mình chịu khổ được, đi xa lấy đào đẹp mới có tiền. Mọi việc trong nhà từ sửa nhà, mua sắm Tết đều dựa vào cây đào” - anh Và nói.
Cứ vào mùa, Lầu Giống Và và anh em trong bản chạy xe máy đi khắp nơi săn cành đào. Người vào bản Buộc Mú, Kẻo Bắc, Ka Nọi, Tổng Khư (Kỳ Sơn)… còn một số vào xã Mường Lống, Huội Tụ, Huội Bốc, số khác kéo nhau sang Lào. Sau đó đào được tập kết lại chở về xuôi.
"Qua bên biên giới cũng có bà con ở đó, bên đó họ có nhiều nương, cũng trồng đào. Mang được cành đẹp về bán có khi mua được một con lợn ăn Tết", A Và chia sẻ.Với Xồng Bá Xìa, ở bản Xiềng Xí (xã Na Ngoi), kể việc sang Lào săn đào: "Mang được cành đào này mất bốn đến năm ngày. Phải đi bộ nhiều lắm, những lần đi sănđào Tết đều phải lặn lội tới những bản làng người Mông, người Thái ở Hủa Phăn (Lào).
Nhiều loại đào miền biên viễn
Anh Nguyễn Văn Sơn, chuyên "săn" đào ở huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An), phải mất cả 2 tháng trước Tết để đi “tầm” đào. Vùng nào, rẫy nào có thể có đào đẹp anh nắm như lòng bàn tay.
Theo lời anh Sơn, phải vào những chỗ khó đi, dân "săn" đào ít để ý, rồi nhờ mối quen giới thiệu. Nhưng theo anh Sơn, người dân Na Ngoi nhiều năm bán đào quen rồi nên họ cũng không còn bán rẻ như trước.
Từ các ngả đường vùng cao, đào lần lượt được vận chuyển về xuôi và Tết dường như cũng đang đến rất gần.
"Cành đào cũng như cây cảnh ấy, nếu gặp khách vừa mắt thì sẵn sàng trả giá rất cao. Tôi từng bán cành đào hơn 50 triệu. Có nhiều khách ở thành phố rấtchịu chơi, sẵn sàng chịu chi mấy chục triệu để có cành đào ưng ý chơi Tết", anh Sơn lý giải.
Theo anh Sơn và các thương lái chuyên “săn” đào, đào trồng ở núi cao, nơi có nhiều sương mù, khí hậu ẩm lạnh sẽ có nhiều rêu, địa y.
Vùng đất Na Ngoi nằm ở độ cao 1600 mét so với mực nước biển, khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này đã tạo cho thân cây mọc nhiều rêu mốc, cổ kính thương lái gọi là “đào rừng” nên bán được giá cao hơn.
Các thương lái có kinh nghiệm chia sẻ, một cành đào đá đẹp phải đảm bảo các yếu tố: to, thế tỏa ra như hình mâm xôi, rêu mốc, nhiều nụ và lộc... Hoa của giống đào này có màu hồng nhạt, không sặc sỡ như đào miền xuôi. Tuy nhiên, hoa đào đá khá lớn, chắc khỏe và rất lâu tàn.
Đào đá ở huyện vùng cao Kỳ Sơn được người chơi ưa thích bởi nở đúng vào dịp Tết. Hiện trên các cành đào đã xuất hiện rất nhiều nụ phớt hồng. Hoa của đào đá thường có cánh rộng, lâu rụng, màu sắc tươi tắn, được giới chơi đào ưa dùng.
Một đặc điểm nữa khiến loại đào này được săn lùng là chúng sinh trưởng và phát triển ở vùng núi cao có khí hậu lạnh nên xung quanh bám rất nhiều rêu mốc.
Mấy năm gần đây, những cây đào đá ở vùng núi cao ở Kỳ Sơn được ưa chuộng hơn cả. Dân săn đào khắp nơi đổ về, đào lên giá, bà con đã trồng đào. Đào trồng ba năm bắt đầu có hoa, nhưng muốn có những cành đào trên chục triệu phải đợi hơn mười năm.
"Ngoài chăn nuôi trâu bò, trồng gừng, thì trồng đào bán hoa là một cách làm mới, hiệu quả cao ở Kỳ Sơn. Hiện nay trên địa bàn xã có hơn 100 hộ có mô hình trồng đào bán hoa, bán cành. Hoa đào của đồng bào Mông Kỳ Sơn trồng có búp nở hoa to, thương lái vào tận vườn thu mua giá cao, thấy dễ bán nên người dân trong xã cũng rất tích cực mở rộng thêm nhiều diện tích, cho bà con cái Tết thêm đủ đầy...”- Bí thư Đảng ủy xã Na Ngoi Vừ Bá Lỳ, huyện Kỳ Sơn cho biết.
Nguồn baomoi.com