Bình Dương tiếp tục nâng chuẩn nghèo cao hơn mức của Trung ương

  • 27/08/2022 10:17:08

Năm 2022, Bình Dương sẽ tiếp tục nâng mức chuẩn nghèo riêng của tỉnh cao hơn của Trung ương 1,5 lần. Thời gian qua, Bình Dương đã thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, vừa đảm bảo tính kế thừa liên tục, xuyên suốt và hiệu quả chính sách đặc thù của địa phương cũng như kịp thời áp dụng các chính sách hỗ trợ những hộ có hoàn cảnh khó khăn chưa được đưa vào hộ nghèo, nhờ đó đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn.

 

4 lần xây dựng chuẩn nghèo riêng của tỉnh

Thời gian qua, công tác giảm nghèo được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự triển khai kịp thời, đồng bộ, linh hoạt và hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Ngoài các chính sách theo quy định, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh thực hiện tốt phương châm gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Theo Sở Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Bình Dương, từ năm 1997 đến nay, tỉnh Bình Dương đã 9 lần xây dựng chuẩn nghèo. Trong đó, liên tục từ năm 2009 đến nay, Bình Dương đã 4 lần xây dựng chuẩn nghèo riêng của tỉnh, cao hơn chuẩn nghèo của Trung ương từ 1,7-3 lần.

Bình Dương tiếp tục nâng chuẩn nghèo cao hơn mức của Trung ương

Các quận, huyện tiến hành kháo sát nhu cầu hộ nghèo, hộ cận nghèo đã giúp cho công tác giảm nghèo.

Cụ thể, giai đoạn từ 2009 - 2010 cao hơn 3 lần; giai đoạn 2011-2013 cao hơn 2 lần; giai đoạn 2014-2015 cao hơn 2,5 lần. Và giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn 1,7 lần. Dự kiến năm 2022, Bình Dương sẽ tiếp tục nâng mức chuẩn nghèo riêng của tỉnh về thu nhập cao hơn của Trung ương 1,5 lần.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương, đầu năm 2021, toàn tỉnh có 3.114 hộ nghèo, tỷ lệ 0,95% và 3.032 hộ cận nghèo, tỷ lệ 0,93%, trên tổng số 326.729 hộ nhân dân. Cuối năm, các địa phương tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tinh đến cuối năm 2021, toàn tỉnh giảm được 392 hộ nghèo, 451 hộ cận nghèo, còn lại  2.732 hộ, nghèo đạt tỷ lệ 0,82% và 2.610  hộ cận nghèo, đạt tỷ lệ 0,79%.

 

Bình Dương tiếp tục nâng chuẩn nghèo cao hơn mức của Trung ương

Bình Dương đã tiếp nhận hơn 1 triệu lượt hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà của người lao độngChú trọng công tác khảo sát nhu cầu của từng hộ nghèo, cận nghèo

Hàng năm, ngoài việc thực hiện các chính sách giảm nghèo của tỉnh, các địa phương luôn quan tâm đến cuộc sống và nhu cầu của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt là các hộ nghèo bảo trợ xã hội. Chính quyền địa phương hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo của địa phương, trong đó trú trọng xiếp xúc trực tiếp tới từng hộ nghèo, qua đó kiểm tra các chính sách của tỉnh đã được hưởng  đầy đủ chưa, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, biết được hộ đó thiếu những gì và nhu cầu cần hỗ trợ là gì. Từ đó, chính quyền sẽ xây dựng phương án và phân công các ngành, đoàn thể chung tay hỗ trợ bằng nhiều hình thức như: cho vay vốn đối với các hộ nghèo có thành viên còn sức lao động, tạo điều kiện cho gia đình tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất, chăn nuôi hoặc buôn bán nhỏ giúp gia đình có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đối với những hộ nghèo bảo trợ xã hội (hộ không có người còn khả năng lao động), các địa phương khảo sát xem gia đình thiếu những vật dụng gì, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh có đáp ứng được nhu cầu hay không… từ đó Mặt trận và các đoàn thể có kế hoạch vận động để kịp thời hỗ trợ một lần và hỗ trợ dài hạn, giúp các hộ nghèo bảo trợ xã hội có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống.

Bình Dương tiếp tục nâng chuẩn nghèo cao hơn mức của Trung ương

Mô hình chợ 0 đồng giúp các hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, hiệu quả từ công tác khảo sát nhu cầu hộ nghèo, hộ cận nghèo đã giúp công tác giảm nghèo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phạm vi, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ các hộ nghèo qua các phong trào như: "Ngày vì người nghèo"; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; xây dựng "Tổ tiết kiệm - tín dụng", "Quỹ khuyến học", "Quỹ tín dụng cho người nghèo"; phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phóa sau"; chỉ đạo xây dựng các mô hình giảm nghèo, vận động thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, còn tham gia giám sát các hoạt động, tình hình, kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, đảm bảo đúng đối tượng và kịp thời. Bên cạnh đó còn huy động sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cùng chung tay, góp sức hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Sáng tạo mô hình giảm nghèo

Công tác giảm nghèo ở Bình Dương đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả như các mô hình: "Cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo", quỹ nuôi bò sinh sản, thâm canh cây tiêu, nuôi gà thả vườn, trồng nấm, chăm sóc cây cảnh, sửa xe ô tô xe máy, may gia công, lái xe... Và trong những năm gần đây, mô hình "Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng" đã được các địa phương triển khai rộng khắp.

Điểm nổi bật, khác biệt của mô hình là việc học nghề được thực hiện không chỉ ở các cơ sở dạy nghề tập trung mà chủ yếu là tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, trang trại nuôi trồng, nơi sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Phương châm của mô hình là cầm tay chỉ việc, không nặng về lý thuyết mà tập trung thực hành là chính. Thông qua mô hình, hàng trăm trường hợp được trợ giúp, tạo việc làm, thoát nghèo bền vững.

Bình Dương tiếp tục nâng chuẩn nghèo cao hơn mức của Trung ương

Công tác giảm nghèo ở Bình Dương đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả.

Qua đó, tổng số nguồn vốn ngân sách nhà nước của chương  trình giảm nghèo tăng lên 601 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng nguồn vốn ngân sách tăng thêm dành cho Tín dụng chính sách nói chung.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài các mô hình giảm nghèo trước đây, hiện có một cách làm đầy tính sáng tạo ở cấp phường được nghiên cứu để áp dụng rộng rãi. Cụ thể, phường Phú Lợi (TP Thủ Dầu Một) đã có sáng kiến mô hình “Hồ sơ nhân ái”. Đây được xem là cách làm mới, mang tính thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các hộ dân khó khăn trên địa bàn.

Mô hình được thực hiện bài bản, công chức văn hóa xã hội phường phối hợp cùng cán bộ khu phố trực tiếp đến nhà, gặp gỡ các hộ khó khăn trên địa bàn để rà soát, thống kê hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình, nhu cầu hỗ trợ, trợ cấp thêm để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Sau đó, UBND phường sẽ lập hồ sơ cụ thể của từng hộ gia đình với những nhu cầu cụ thể, hình ảnh minh họa về cuộc sống hàng ngày. Các hồ sơ nhân ái sẽ được gửi đến các nhà hảo tâm thông qua nhiều kênh khác nhau như: UBND phường vận động trực tiếp, thông qua các trang mạng xã hội chính chủ của phường để vận động tham gia đăng ký hỗ trợ theo từng hồ sơ cụ thể có đính kèm bộ hồ sơ nhân ái.

Nguồn baodansinh.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Bình Dương tiếp tục nâng chuẩn nghèo cao hơn mức của Trung ương - Xã Hội

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều